Gãy xương gót
Gãy xương gót

Gãy xương gót

Bệnh gãy xương gót là tình trạng gãy hay vỡ xương gót chân.[2] Các triệu chứng có thể bao gồm đau, bầm tím, hạn chế đi lại và biến dạng ở gót chân. Bệnh nhân có thể gãy đồng thời xương vùng háng hoặc lưng.Bệnh thường xảy ra khi một người đáp đất bằng chân sau khi rơi từ vị trí cao hoặc trong một vụ va chạm xe cơ giới.[1][2] Chẩn đoán được nghĩ đến qua các triệu chứng và xác định dựa trên X-quang hoặc CT scan.Nếu trên phim các xương còn nằm đúng vị trí giải phẫu, phương pháp điều trị có thể dùng nẹp bột không cho chống chân trong khoảng 8 tuần.[2] Trường hợp xương không nằm đúng vị trí cần thiết thường cần đến việc mổ chỉnh vị trí. Trả xương về lại vị trí bình thường sẽ có kết quả tốt hơn.[1] Phẫu thuật có thể bị trì hoãn một vài ngày khi da vẫn lành lặn.Khoảng 2% của tất cả các gãy xương là gãy xương gót Tuy nhiên, chúng chiếm tới 60% gãy xương giữa bàn chân.[1] Gãy xương thể không di lệch có thể lành sau khoảng 3 tháng trong khi các thể gãy nặng hơn có thể mất đến 2 năm.[2] Những vấn đề như viêm khớp và giảm biên độ vận động bàn chân có thể vẫn còn sau điều trị.

Gãy xương gót

Tần suất ~2% tổng số gãy xương[1]
Phương thức chẩn đoán Qua các triệu chứng, phim xquang, CT scan
Tiên lượng Lành sau nhẹ từ 3 tháng, nặng đến 2 năm
Nguyên nhân Đáp đất bằng bàn chân sau rơi từ cao độ, va chạm xe cơ giới[1]
Khoa Chỉnh hình, y học cấp cứu
Dược phẩm nội khoa NSAIDs, opioids
Đồng nghĩa Gãy Don Juan
Triệu chứng Đau, bầm tím trầy xước, hạn chế đi lại, biến dạng ở gót chân
Biến chứng Viêm khớp, giảm biên độ vận động bàn chân
Điều trị Nẹp bột, phẫu thuật